Nghiên cứu viên chính: TS. BS. Anuraj Shankar
Nghiên cứu viên chính từ phía đối tác:
BS. Rina Agustina (Khoa Y, Đại học Indonesia)
Annisa Dwi Utami (Viện Phát triển Summit)
Cộng tác cùng:
Davrina Rianda (Khoa Y, Đại học Indonesia), Yuni Dwi Setiyawati (Viện Phát triển Summit), Cơ quan Y tế Jakarta, Phòng Y tế Quận Magelang, Banggai và Đông Lombok, Khoa Y Trường Đại học Mataram.
Địa điểm nghiên cứu: Jakarta; Quận Magelang, Banggai, Đông Lombok.
Mục tiêu cụ thể:
- Ghi nhận thiếu sót trong chăm sóc trước, trong và sau sinh và tác động của các thiếu sót này do những thay đổi trong hệ thống y tế trong đại dịch COVID-19 ở Indonesia
- Ước tính các thiếu sót trong chăm sóc trước, trong và sau sinh do COVID-19
- Đánh giá tác động của các thiếu sót trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh: tăng cân khi mang thai, huyết áp, nồng độ hemoglobin, đường huyết, chăm sóc sinh sản, tuổi thai khi sinh, cân nặng lúc sinh.
- Ước tính tỷ lệ mắc và tử vong vượt mức ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh do phơi nhiễm/nhiễm vi-rút SARS-CoV-2.
Tầm quan trọng
Phân tích số liệu theo dõi dọc về chăm sóc thai sản ở khoảng 4000 phụ nữ trước và sau đại dịch cho thấy tỷ lệ chăm sóc trước sinh nói chung giảm ~ 40%, trong đó giảm nhiều nhất ở lần khám trước sinh thứ 2 và 3. Theo dõi dọc ở 1100 phụ nữ được chăm sóc trước sinh định kỳ cho thấy khoảng 2% phụ nữ dương tính qua xét nghiệm mẫu phết dịch và không có triệu chứng ở lần khám trước sinh đầu tiên, khoảng 32% là dương tính với kháng thể, và ~ 34% trở thành dương tính với kháng thể trong thai kỳ. Chúng tôi cũng đang tìm hiểu mối liên hệ với cân nặng khi sinh, sinh non và các bệnh lý khác liên quan đến thai kỳ. Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp hướng dẫn tăng cường các cấu phần có tác động lớn trong chăm sóc phụ nữ mang thai trong đại dịch, và xác định ưu tiên nguồn lực để giảm thiểu tác động của SARS-CoV-2, như tiêm chủng cho phụ nữ mang thai.