Nghiên cứu COPCOV

Nhà tài trợ: COVID-19 Bill & Melinda Gates Foundation, Wellcome, MasterCard Therapeutics Accelerator

Nghiên cứu viên chính: Nick White (MORU)

Địa điểm nghiên cứu: Nepal và Indonesia. Nghiên cứu đang tạm dừng tại Việt Nam.

 

Bối cảnh:

COVID-19 đã gây ra hơn một triệu ca tử vong. Mặc dù vắc-xin đang được triển khai, nhưng thời gian để triển khai rộng rãi có thể sẽ kéo dài, đặc biệt là ở những khu vực mà hệ thống y tế còn chưa phát triển nhất. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng những đợt bùng phát nhỏ hơn có thể xảy ra trong tương lai và căn bệnh này có thể sẽ tồn tại cùng chúng ta trong một thời gian đáng kể.

Chloroquine/hydroxychloroquine đã được sử dụng liên tục trong hơn 60 năm. Các loại thuốc này rẻ, an toàn, dung nạp tốt và quan trọng là hiện có sẵn. Tuy nhiên, một năm sau khi COVID-19 xuất hiện, chúng ta vẫn chưa biết liệu các loại thuốc này có thể ngăn ngừa lây nhiễm hay không. Các loại thuốc này có thể vẫn có ích trong khi chờ người dân trên thế giới được tiêm chủng. Chloroquine/hydroxychloroquine cũng có thể có ích trong các đại dịch trong tương lai, khi chưa thể có vắc-xin ngay lập tức, hoặc nếu vắc-xin trở nên vô hiệu trong đại dịch hiện nay.

Nguy cơ lây nhiễm của nhân viên y tế tuyến đầu và những nhóm có nguy cơ cao khác có chiều hướng gia tăng. Họ cần phải được bảo vệ khỏi căn bệnh này. Bảo vệ cá nhân đầy đủ là quan trọng, nhưng các can thiệp bổ sung có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Hiện chưa có thuốc phòng chống COVID-19. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo ngoài môi trường thử nghiệm lâm sàng, chúng ta không nên cung cấp cho nhân viên y tế bất kỳ loại thuốc nào với tuyên bố sẽ ngăn ngừa COVID-19 trước khi đảm bảo rằng chúng an toàn và hiệu quả.

Mô tả nghiên cứu:

COPCOV là nghiên cứu dự phòng trước phơi nhiễm, phân ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược để xác định xem chloroquine hoặc hydroxychloroquine có ngăn ngừa bệnh do coronavirus (COVID-19) hay không.

Nghiên cứu COPCOV đã tuyển chọn hơn 4.000 nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 để xác định liệu chloroquine hay hydroxychlorine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19 hay không. Chúng tôi hy vọng sẽ có kết quả sơ bộ về việc liệu chloroquine hoặc hydroxychloroquine có thể ngăn ngừa COVID-19 trong giữa năm 2022.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://www.tropmedres.ac/COVID-19/copcov

 

COPCOV ở Nepal

Nghiên cứu viên chính từ OUCRU Nepal: Buddha Basnyat

Tình trạng:

Việc chuẩn bị cho thử nghiệm đã tạm dừng ở Nepal do chiến dịch tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế ở đây. Tuy nhiên, hiện nay thử nghiêm đã bắt đầu thu tuyển đối tượng tham gia và thực hiện quy trình phân ngẫu nhiên trong cộng đồng gần Viện Khoa học Sức khỏe B.P. Koirala (BPKIHS) sau khi thay đổi đề cương. Đề cương mới thu tuyển cả người dân từ cộng đồng có nguy cơ phơi nhiễm với COVID-19.

Mô tả nhóm nghiên cứu:

Nghiên cứu do bác sĩ Suchita Shrestha quản lý. Suchita Shrestha là bác sĩ Y khoa và là đã tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Mahidol, Thái Lan.

Bác sĩ Sanjib Kumar Sharma là nghiên cứu viên chính cấp cơ sở tại Viện BPKIHS, Dharan và sẽ giám sát nghiên cứu tại đây. Ông là trưởng khoa Nội tại Nepal. Ông đã tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu đa trung tâm liên quan đến bệnh thận mạn, tiểu đường, cao huyết áp, rắn cắn, v.v. và đã công bố hơn 120 bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế về các lĩnh vực liên quan. Ông cũng là nhân viên chủ chốt quản lý bệnh nhân COVID-19 tại Viện Khoa học Sức khỏe B.P.Koirala, Dharan, Nepal.

Mô tả địa điểm nghiên cứu tại Nepal:

Viện Khoa học Sức Khỏe Koirala B.P. (BPKIHS) được thành lập vào ngày 18/1/1993 và sau đó được nâng cấp thành Đại học Khoa học Sức khỏe Tự chủ vào ngày 28/10/1998 với nhiệm vụ phát triển lực lượng y tế có đủ năng lực và có trách nhiệm xã hội, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tham gia nghiên cứu sức khỏe. Viện BPKIHS nằm ở Đông Nepal và đã liên tục mở rộng các dịch vụ y tế thông qua chương trình giảng dạy theo quận cho các Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe ban đầu, Bệnh viện Quận và Bệnh viện Khu vực ở sáu quận trong khu vực.

Viện BPKIHS được xem là một trong những ví dụ điển hình nhất về Quan hệ Hợp tác giữa Indonesia và Nepal. Trường đại học này được đặt theo tên của Bisheshwar Prasad Koirala – một nhà lãnh đạo Nepal có tầm nhìn trong việc nâng cấp xã hội, và là người tin tưởng chắc chắn vào Hòa giải Quốc gia và Hội nhập Quốc gia. Ứng viên từ các nhóm thiệt thòi được trao cơ hội nhập học trong hầu hết các chương trình học tập của viện. Khi tuyển chọn các ứng viên cho các chương trình nghiên cứu sau đại học, Viện đã xác nhận cho các cán bộ y tế làm việc trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu và bệnh viện huyện.

 

COPCOV ở Indonesia

Nghiên cứu viên chính từ EOCRU: Raph Hamers

Mô tả nhóm nghiên cứu:

Tiến sĩ Erni Nelwan (Khoa Y, Đại học Indonesia) với tư cách là nghiên cứu viên chính cấp quốc gia, Giáo sư Raph Hamers (Đại học Oxford, hiện công tác ở Đại học Indonesia) với tư cách là người chịu trách nhiệm của quốc gia về thử nghiệm, và Tiến sĩ Mutia Radharjani, với tư cách là người đứng đầu Phòng Hỗ trợ Nghiên cứu Lâm sàng tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Eijkman-Oxford (EOCRU) chịu trách nhiệm quản lý nghiên cứu.

Cộng tác cùng: 

Atika Rimainar

Nunung Nuraeni

Winahyu Handayani

Mô tả địa điểm nghiên cứu tại Indonesia:

Thử nghiệm này do Khoa Y của Đại học Indonesia chủ trì, với sự hỗ trợ từ Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford và Đại học Indonesia (IOCRL). IOCRL được thành lập năm 2017 trong khuôn viên của khoa ở Trung tâm Jakarta, đóng vai trò là trung tâm hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng, giáo dục và kết nối cộng đồng.

Thử nghiệm đang thu tuyển đối tượng tham gia tại Bệnh viện Universitas Airlangga (UNAIR) và Bệnh viện Husada Utama ở Surabaya, Bệnh viện Murni Teguh và Bệnh viện Bunda Thamrin ở Medan, và Bệnh viện Sardjito ở Yogyakarta.

 

Kết quả cho đến nay:

  • Schilling W, Callery J, Taylor W et al. Chloroquine/ hydroxychloroquine prevention of coronavirus disease (COVID-19) in the healthcare setting; protocol for a randomised, placebo-controlled prophylaxis study (COPCOV). Wellcome Open Research [Internet] 2020;5:241. Available from: https://doi.org/10.12688/wellcomeopenres.15784.1
  • Schilling W, Callery J, Chandna A, Hamers R, Watson J, White N. The WHO guideline on drugs to prevent COVID-19: small numbers- big conclusions. Wellcome Open Research [Internet] 2021; 6:71. Available from: https://doi.org/10.12688/wellcomeopenres.16741.1
  • White N, Watson J, Hoglund R, Chan X, Cheah P, Tarning J. COVID-19 prevention and treatment: A critical analysis of chloroquine and hydroxychloroquine clinical pharmacology. PLOS Medicine [Internet] 2020; 17(9):e1003252. Available from: https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1003252