Nhà tài trợ: Đại học Oxford.
Nghiên cứu viên chính: Mary Chambers
Cộng tác viên: Nguyễn Thanh Hà, Trần Minh Hiển, Summita Udas, Ragil Dien, Livia Nathania Kurniawan, Fahmi Ramadhan, Neharika Kharel, Katrina Lawson
Địa điểm nghiên cứu: Việt Nam
Nhà tài trợ: Đại học Oxford
Nghiên cứu viên chính: Mary Chambers
Cán bộ tham gia: Nguyễn Thanh Hà, Trần Minh Hiển, Sumita Udas, Ragil Dien, Livia Nathania Kurniawan, Katrina Lawson
Địa điểm nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tầm quan trọng:
Sức khỏe và sự an lành của công chúng đang bị đe dọa bởi thông tin sai lệch và tin tức giả mạo, và vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm khẩn cấp về sức khỏe công cộng như đại dịch COVID-19 hiện nay. Dù tin tức truyền thống vẫn từ các kênh phát thanh truyền hình và báo chí của chính phủ và tư nhân là nguồn thông tin khoa học chính thống, các nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành nguồn thông tin y tế quan trọng và là nơi để thảo luận công khai. Tuy nhiên, thông tin sức khỏe và khoa học được trình bày trên các nền tảng này thường có vấn đề. Chúng tôi đề xuất để giải quyết nguy cơ này cần phải tích cực triển khai kết nối công cộng có mục tiêu bằng cách cung cấp tin tức dựa trên bằng chứng, hợp tác với các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan chủ chốt về y tế công cộng.
Phương pháp:
Bằng cách theo dõi các câu chuyện về thông tin sai lệch tin tức giả mạo hiện tại về COVID-19 trên các phương tiện truyền thông ở các nước mà Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford đang có trụ sở, bao gồm Việt Nam, Nepal và Indonesia, chúng tôi sẽ xác định thông tin sai lệch đang lưu hành trong các cộng đồng này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ được gửi lại cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia và các bên liên quan về y tế công cộng để giúp họ điều chỉnh thông điệp y tế công cộng liên quan đến COVID-19. Chúng tôi sẽ tập hợp các nhóm lại với nhau để cùng phát triển tin tức truyển thông kết nối công chúng dựa trên bằng chứng và phù hợp với từng địa phương và phát triển các diễn đàn thảo luận mở để tích cực chống lại xu hướng thông tin sai lệch, từ đó nâng cao hiểu biết, hành vi an toàn và niềm tin của công chúng/chuyên gia.
Kết quả cho đến nay:
- Đối phó với căng thẳng trong thời gian đại dịch
- Hội thảo:
- Hội thảo về kiến thức truyền thông cho thanh niên – phát triển công cụ nhận biết tin giả trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông trực tuyến (2020), Việt Nam
- Hội thảo Khoa học Chống tin giả dành cho học sinh trung học nhằm trang bị kỹ năng phân tích, đánh giá thông tin trên Internet (2020), Việt Nam
- Áp phích: Thông tin “hoang đường” về Covid19 (2020), Nepal
- Tờ rơi: Thông tin về COVID-19 (2020), Nepal
- Thảo luận trực tuyến:
- Sức khỏe của bà mẹ mang thai và cho con bú trong thời kỳ đại dịch’. Thảo luận trực tuyến trên Instagram (ngày 6 tháng 8 năm 2021), Indonesia.
- Tương tác trực tuyến:
- Mạng xã hội: Hoạt hình trên Facebook và Instagram và tài liệu giáo dục sức khỏe để chống lại nội dung thông tin sai lệch được xác định trên các phương tiện truyền thông về vắc-xin COVID-19 và COVID-19. Như: Đính chính những thông tin sai lệch (2020) tại Việt Nam, Chiến dịch #TôiĐãTiêm (2021), Việt Nam
- Viber: Hỏi & Đáp về thông tin y tế cho cộng đồng được phổ biến qua mạng Viber của nhân viên y tế cộng đồng (2021), Nepal
- Podcast: Podcast hàng tháng với các chuyên gia y tế và khoa học cung cấp thông tin sức khỏe chính xác (tháng 11 năm 2020 – hiện tại), Indonesia
- Video trên Youtube:
- Đối phó với căng thẳng trong đại dịch COVID-19 (21/4/2020), Indonesia. Xem tại: youtu.be/9FodSAYpI4A
- Phương thức cách ly F0 tại nhà (10/8/2021), Việt Nam. Xem tại: youtu.be/4dP770XaCl4
- Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về đại dịch COVID-19 – một nhân viên y tế (2021), Việt Nam. Xem tại: youtu.be/oIykoCkC_bk
- Trả lời các câu hỏi về Vắc-xin COVID-19 với Bác sĩ Trương Ngọc Trung (HTD) (5/2021), Việt Nam. Xem tại: youtu.be/t3xGkqTHSuw