Đánh giá hiệu quả của tư thế nằm sấp khi tỉnh trong điều trị COVID-19 mức độ trung bình đến nặng (Nghiên cứu Awake Prone)

Nhà tài trợ: Quỹ Wellcome
Nghiên cứu viên chính: BS. Nguyễn Thanh Trường, PGS. Louise Thwaites
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm bệnh viện trực thuộc), Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bối cảnh:
Bổ sung oxy giúp bệnh nhân suy hô hấp cấp do COVID-19 duy trì được bão hòa oxy. Nhiều bệnh nhân cần được điều trị nâng cấp, tức là từ việc dùng các hệ thống lưu lượng thấp đơn giản đến các phương pháp lưu lượng cao hơn, thông khí không xâm nhập hoặc đặt nội khí quản và thở máy xâm lấn. Việc nâng cấp điều trị đòi hỏi phải tăng cường sử dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe như oxy, thiết bị và đội ngũ nhân viên lành nghề. Ở các quốc gia hạn chế về tài nguyên, những nguồn lực này vốn đã thiếu hụt nhưng nay còn bị hạn chế hơn trong tình hình đại dịch hiện nay.

Ở những bệnh nhân suy hô hấp cấp tính (ARDS) được thở máy, tư thế nằm sấp đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ sống sót và kết quả hô hấp. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp ở mức độ thấp hơn (ví dụ như thở oxy qua khẩu trang hoặc ống thông mũi) có được hưởng lợi hay không. Chúng ta cũng chưa rõ liệu dữ liệu của các môi trường nguồn lực tốt có thể áp dụng cho các nước có thu thập thấp và trung bình như Việt Nam hay không, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch, khi việc giúp bệnh nhân duy trì tư thế nằm sấp cần nguồn lực đáng kể.

Mục tiêu chính:
Xác định liệu tư thế nằm sấp trong 8 giờ/ngày (hoặc hơn) có làm giảm nhu cầu nâng cấp điều trị, so với chăm sóc tiêu chuẩn, ở bệnh nhân Việt Nam nằm viện do COVID-19 mức độ trung bình đến nặng.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Xác định liệu tư thế nằm sấp theo phác đồ hướng tới ≥ 8 giờ/ngày có làm giảm tỷ lệ cần đặt nội khí quản, cải thiện tỷ lệ tử vong và giúp rút ngắn thời gian nằm viện so với chăm sóc tiêu chuẩn hay không
  2. So sánh những thay đổi về FiO2, SpO2, nhịp hô hấp và nhịp tim xảy ra khi nằm sấp ở bệnh nhân Việt Nam nhập viện do COVID-19 mức độ trung bình đến nặng
  3. Xác định liệu tư thế nằm sấp trong 8 giờ/ngày có liên quan đến việc giảm sử dụng oxy so với chăm sóc tiêu chuẩn hay không
  4. Xác định độ an toàn của tư thế nằm sấp.