Nhà tài trợ: OUCRU (Quỹ Wellcome)
Nghiên cứu viên chính: TS. BS. Iqbal Elyazar, PGS. Raph Hamers
Cộng tác cùng: Chương trình Quản lý HIV Quốc gia, Chương trình Quản lý Lao Quốc gia, Chương trình tiêm chủng trẻ em, Chương trình Arbovrus, Bộ Y tế
Địa điểm nghiên cứu: Jakarta, Indonesia.
Số lượng các ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục tăng, nhưng số liệu đo lường tác động của đại dịch đối với gánh nặng một số bệnh truyền nhiễm chủ đạo ở các nước có thu nhập thấp và trung bình còn rất hạn chế. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, sự chuyển hướng phân bổ nguồn lực và hệ thống y tế quá tải có thể gây ra các tác động nghiêm trọng đến các chương trình y tế công cộng. Các biện pháp quản lý COVID-19 như phong tỏa và sự dè chừng của bệnh nhân có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, ảnh hưởng tới hiệu quả xét nghiệm chẩn đoán, quản lý bệnh tật, và tiêm phòng. Các mô hình đã ước tính được ở những nơi chịu gánh nặng lớn, tỷ lệ tử vong do HIV (phần lớn do gián đoán điều trị kháng vi-rút) và lao (chủ yếu là do giảm tỷ lệ chẩn đoán và điều trị kịp thời) có thể tăng lần lượt là 10% và 20% trong vòng 5 năm tới, so sánh với trường hợp không có đại dịch COVID-19. Hơn nữa, việc giảm tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ nhỏ, do sự lưỡng lự hoặc gián đoạn tạm thời của chương trình, cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Hơn nữa cũng cần phải xác định các yếu tố của hệ thống y tế tuyến huyện liên quan đến khả năng phục hồi sau gánh nặng COVID-19, và để xác định những nhóm đối tượng đích chịu ảnh hưởng của đại dịch.
Indonesia là quốc gia đa sắc tộc, có thu nhập trung bình, với dân số đứng thứ 4 thế giới (270 triệu người) trải dài trên các quần đảo lớn nhỏ, phải đối mặt với những thách thức riêng để có thể đạt được độ bao phủ y tế toàn dân dựa trên hệ thống y tế phân cấp. Song song với gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, bệnh truyền nhiễm cũng là một gánh nặng lớn, cụ thể là các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy và lao. Indonesia là nước chịu gánh nặng bệnh lao thứ 3 thế giới (khoảng 1 triệu ca mắc mới mỗi năm, tỷ lệ mắc mới là 391/100,000 dân), và là một trong những nước có tỷ lệ lây truyền HIV cao nhất (khoảng 46.000 ca mắc mới mỗi năm, khoảng 640.000 người sống cùng HIV). Trước đại dịch COVID, chỉ có khoảng 58% trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ trong khi mục tiêu quốc gia là đạt được độ bao phủ 93%.
Indonesia là nước đứng thứ 2 Châu Á về số ca mắc COVID-19 (>4 triệu ca) và tử vong (>145.000 ca), và ước tính vượt 61% tỷ lệ tử vong ở Jakarta. Hơn nữa, tác động của đại dịch COVID-19 và chính sách phong tỏa đối với dịch vụ y tế của chính phủ cũng thu hút được nhiều sự quan tâm nhưng cho tới nay chưa có phân tích đáng kể nào đo lường tác động cấp quốc gia và khu vực đến chương trình HIV, lao cũng như tiêm chủng cho trẻ em.
Mục tiêu:
Để đo lường tác động của đại dịch COVID-19 và chính sách phong tỏa đến các chương trình quốc gia của Indonesia, ở cấp độ quốc gia, tỉnh và huyện và xác định các yếu tố chính sách và hệ thống y tế về khả năng chống chịu và chênh lệch dân số đối với các nhóm nguy cơ chính:
- Chương trình chăm sóc lao (xét nghiệm, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị)
- Chương trình chăm sóc HIV (xét nghiệm, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị)
- Chương trình tiêm chủng cho trẻ em
Tầm quan trọng:
Cho tới nay, còn rất ít số liệu từ các nước có thu nhập thấp và trung bình đo lường tác động của COVID-19 đối với dịch vụ y tế và kết cục của bệnh nhân mắc một số bệnh truyền nhiễm như HIV, lao và các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Việc này có thể giúp xác định mục tiêu y tế của từng cá nhân và mục tiêu y tế công dài hạn. Một số nghiên cứu cố gắng tìm kiếm bài học từ các chính sách y tế tiền đại dịch ở cấp quận và mức độ sẵn sàng của hệ thống y tế có thể chống chọi với đại dịch như COVID-19; bài học có thể giúp tăng cường hệ thống y tế trên thế giới thời sau đại dịch. Indonesia đang nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19, vì thế hệ thống y tế cần phải được nâng cấp để có thể lấp đầy các khoảng trống trong các chương trình xét nghiệm và điều trị HIV và lao cũng như chương trình tiêm chủng. Kết quả nghiên cứu có thể giúp xác định các ưu tiên trong y tế công và giúp cung cấp thông tin cho các chiến lược đổi mới. Nghiên cứu về sự gián đoạn trong các dịch vụ y tế, và các yếu tố gây khó khăn cho những dịch vụ này trong thời gian phong tỏa do COVID-19 có thể giúp cung cấp thông tin cho các hoạt động ứng phó của hệ thống y tế công với những đại dịch trong tương lai.