Tiềm năng ứng dụng của khối phổ, giải trình tự thế hệ mới trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở Việt Nam

Đơn vị tài trợ:
Quỹ Wellcome

Chủ nhiệm dự án:
PGS. Lê Văn Tấn

Nghiên cứu này có mục tiêu chứng minh các phương pháp chẩn đoán mới dựa vào protein trong dịch não của bệnh nhân và vật chất di truyền của các tác nhân lây nhiễm có thể cải thiện các phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng tại các bệnh viện Việt Nam.

Bối cảnh nghiên cứu

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (HTKTW) gây ra tỷ lệ bệnh tật và tử vong đáng kể trên thế giới, nhưng đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Y Bác sĩ hiện đang gặp khó khăn do các phương pháp chẩn đoán trong phòng xét nghiệm không đầy đủ, đặc biệt là ở những khu vực nghèo trên thế giới, và thường không biết nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và không thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng mới, chưa được phát hiện trước đây và các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh.

Các phương pháp chẩn đoán tốt hơn, nhanh chóng sẽ cho Y Bác sĩ biết nguyên nhân của nhiễm trùng và loại kháng sinh dùng cho điều trị, và điều này sẽ giúp ích cho các bệnh nhân nhiễm trùng HTKTW trên toàn thế giới.

Mục tiêu

Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (HTKTW) gây ra tỷ lệ bệnh tật và tử vong đáng kể trên thế giới, nhưng đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kết quả lâm sàng phụ thuộc lớn vào việc phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh và tiến hành điều trị bằng kháng sinh sớm một cách hiệu quả, dù tác nhân gây bệnh chỉ được phát hiện trong khoảng dưới <50% số bệnh nhân. Ngoài ra, Đông Nam Á (gồm cả Việt Nam) là khu vực rất nhạy cảm đối với bệnh truyền nhiễm do các tác nhân mới nổi và bệnh do các vi sinh vật kháng kháng sinh. Chúng ta cần có những kỹ thuật chẩn đoán mới để nhanh chóng phản ứng với các đợt bùng phát trong tương lai và cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân. Nghiên cứu sẽ tập trung vào tiềm năng ứng dụng của khối phổ, giải trình tự thế hệ mới trong chẩn đoán bệnh HTKTW ở Việt Nam và có 3 mục tiêu chính:

  1. Xác định liệu khối phổ của mẫu dịch não tủy (DNT) có giúp phát hiện các dấu ấn protein/peptide liên quan đến các bệnh nguyên truyền nhiễm khác nhau;
  2. Xác định liệu phân tích metagenomics bằng công cụ giải mã trình tự DNA thế hệ mới có giúp phát hiện cùng một lúc nhiều tác nhân gây bệnh đã biết cũng như chưa biết trong mẫu DNT, qua đó cải thiện các phương pháp chẩn đoán chuẩn hiện nay;
  3. Xác định liệu việc ứng dụng kỹ thuật giải mã DNA thế hệ mới có giúp giải mã nhanh toàn bộ gen và dự đoán tính đề kháng kháng sinh của M. tuberculosis và S. pneumoniae.

Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp bằng chứng về nguyên tắc rằng các phương pháp phân tích proteomics và giải mã trình tự DNA thế hệ mới có thể cải thiện các phương pháp chẩn đoán hiện có sẵn trong bệnh viện, đặc biệt là tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, từ đó có khả năng cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân.

Phương pháp

Nghiên cứu sẽ thu tuyển 750 bệnh nhân nhiễm trùng HTKTW trong vòng 3 năm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, Việt Nam. Phân tích dịch não từ những bệnh nhân này sẽ giúp:

  1. Tìm hiểu liệu các protein trong dịch não có thể cho biết tác nhân gây bệnh hay không;
  2. Xác định xem việc tìm kiếm mã di truyền hoàn chỉnh của tác nhân gây bệnh có tốt hơn các phương pháp chẩn đoán thông thường hiện có hay không;
  3. Xác định xem mã di truyền có thể dự đoán nhanh tình trạng kháng kháng sinh và hướng dẫn điều trị hiệu quả hay không.
TÌM HIỂU THÊM

Liên quan

Benedikt Kessler

GS. Benedikt Kessler

Professor Derrick Crook

GS. Derrick Crook

Professor Eric Delwart

GS. Eric Delwart

Professor Stephen D. Bentley

GS. Stephen Bentley

Dr Climent Casals-Pascual

TS. Climent Casals-Pascual

Dr Zamin Iqbal

TS. Zamin Iqbal

HTD-updated logo

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Skip to content