Sáng kiến ứng phó với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 tại khu vực Đông Nam Á (SEACOVARIANTS)

Đơn vị tài trợ:
Quỹ Wellcome

Thời gian thực hiện:
1/11/2022 – 31/10/2025

Địa điểm nghiên cứu chính:
Indonesia, Singapore, Thái Lan, Vương Quốc Anh và Việt Nam

Chủ nhiệm dự án:
PGS TS Lê Văn Tấn

Mục tiêu của dự án này là phát triển và áp dụng một nền tảng nghiên cứu đa ngành tại ĐNA, nhằm đánh giá nhanh nguy cơ tiềm tàng về khía cạnh sinh học của các biến thể SARS-CoV-2. Từ đó, cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách địa phương trong việc đưa ra quyết định dựa trên chứng cứ thu được.

Thông qua dự án này, năng lực nghiên cứu hoa học trong khu vực ĐNA sẽ được nâng cao từ đó có thể được sử dụng cho mục đích ứng phó nhanh với đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai.

Đồng Nghiên cứu viên

Khu vực Đông Nam Á (ĐNA) được coi là vùng trũng về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cũng như nhân lực cần thiết cho công tác ứng phó với đại dịch COVID-19 so với các khu vực khác trên thế giới.

Mục tiêu của dự án này là phát triển và áp dụng một nền tảng nghiên cứu đa ngành tại ĐNA, nhằm đánh giá nhanh nguy cơ tiềm tàng về khía cạnh sinh học của các biến thể SARS-CoV-2. Từ đó, cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách địa phương trong việc đưa ra quyết định dựa trên chứng cứ thu được. Dự án này được thực hiện bởi Đơn vị Nghiên Cứu Lâm Sàng của ĐH Oxford do tổ chức Wellcome tài trợ đóng tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Dự án quy tụ các nhóm nghiên cứu đa ngành đến từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cùng các đối tác từ Singapore, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ. Thông qua dự án này, năng lực nghiên cứu hoa học trong khu vực ĐNA sẽ được nâng cao từ đó có thể được sử dụng cho mục đích ứng phó nhanh với đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai.

Mục tiêu của dự án SEACOVARIANTS:

  1. Thiết lập một hệ thống nghiên cứu ở khu vực ĐNA nhằm tiến hành các phân tích chuyên sâu đánh giá mối nguy cơ tiềm tàng của các biến thể mới của SARS-CoV-2.
  2. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến về cấu trúc protein nhằm dự đoán nhanh khả năng trốn thoát miễn dịch và thuốc điều trị của các biến chủng mới của SARS-CoV-2.
  3. Đánh giá tác động của các biến thể quan ngại (VOCs) về khía cạnh đáp ứng miễn dịch kháng thể và tế bào T ở người dân trong khu vực ĐNA cũng như các kết cục lâm sàng tương ứng.
  4. Thiết lập hệ thống nhằm truyền tải các thông tin liên quan về biến chủng của SARS-CoV-2 và mối nguy cơ tiềm tàng của chúng tới các nhà hoạch định chính sách và công chúng.

Skip to content