Nghiên cứu viên chính: PGS. TS. Lê Văn Tấn
Nghiên cứu viên chính từ phía đối tác: TS. BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh), PGS. TS. BS. Nguyễn Thanh Hùng (Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh), ThS. BS. Nguyễn Trần Nam (Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)
Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Bối cảnh:
Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch trên phạm vi toàn quốc do biến thể Delta gây ra khi cộng đồng chưa chuẩn bị sẵn sàng. Điều này cho thấy chúng ta cần có một cách tiếp cận nghiên cứu đa ngành để hiểu rõ hơn về tương lai lâm sàng, vi-rút học, sinh lý bệnh và các yếu tố di truyền vật chủ liên quan của các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các yếu tố quyết định tình trạng bệnh nặng. Những dữ liệu này có tầm quan trọng lớn trong việc phát triển các chiến lược can thiệp thích hợp, từ đó cải thiện kết quả lâm sàng và giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19.
Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả các đặc điểm lâm sàng và các phát hiện phòng thí nghiệm liên quan ở trẻ em và người lớn nhiễm SARS-CoV-2
- Tìm hiểu sự lây truyền và tiến hóa của SARS-CoV-2 ở Việt Nam
- Mô tả và so sánh tải lượng vi-rút SARS-CoV-2 ở trẻ em và người lớn
- Hiểu rõ hơn các phản ứng miễn dịch ở trẻ em và người lớn mắc SARS-CoV-2
- Xác định các chỉ dấu tiềm năng (bao gồm cả chỉ dấu di truyền vật chủ) liên quan đến kết cục lâm sàng kém do SARS-CoV-2 gây ra.
Tác động:
Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho chương trình nghiên cứu toàn cầu về quản lý lâm sàng và phát triển các chiến lược can thiệp nhằm giảm gánh nặng do COVID-19 và SARS-CoV-2 gây ra.
Kết quả cho đến nay:
Ton That Thanh, Nguyen Thi Thanh Nhan, Nguyen To Anh et al. SARS-CoV-2 RNA loads in Vietnamese children. Journal of Infection [Internet] 2022. Available from: https://doi.org/10.1016/j.jinf.2022.01.010