Giới thiệu về bệnh lây truyền từ động vật sang người
Các bệnh lây truyền tự nhiên từ động vật sang con người đang tăng dần sự đe dọa đến sức khoẻ con người, thú y và trong nhiều trường hợp nó đe dọa cả nền kinh tế nông nghiệp.
Các nghiên cứu của nhóm chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc sử dụng kháng sinh, đề kháng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như các nguồn bệnh lây truyền giữa động vật và người như các bệnh liên cầu khuẩn, phó thương hàn, E.coli và ký sinh trùng.
–
Kháng kháng sinh
Kháng kháng sinh là một trong những vấn đề sức khoẻ quan trọng nhất của thời đại chúng ta vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với việc điều trị bệnh trong các bệnh viện và trong cộng đồng, cũng như trong điều trị thú y. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi cần phải có phương pháp tiếp cận Một Sức khỏe. Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh trong chăn nuôi đang góp phần làm trầm trọng hơn tình hình kháng kháng sinh trên toàn thế giới. Hiện tượng kháng kháng sinh không chỉ xảy ra ở động vật mà còn có thể xảy ra trong môi trường chứa vi khuẩn đã đề kháng thuốc. Ở Việt Nam, kháng kháng sinh được đánh giá là một thách thức lớn đối với các cơ quan y tế và thú y.
–
Những nỗ lực của chúng tôi để giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh
Chúng tôi hiện đang tiến hành nghiên cứu để xác định tác động của việc sử dụng kháng sinh đối với tình trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm và gia súc. Những nghiên cứu này sẽ cho phép chúng ta:
- Điều tra dịch tễ học về hiện tượng kháng kháng sinh trên các quần thể động vật, trong môi trường, và tác động của nó đối với quần thể con người (thể hiện trong các dự án đang được thực hiện như SCENERI, VIPARC và HECTOR);
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho các chương trình can thiệp tiếp theo nhằm giảm tình trạng sử dụng kháng sinh một cách không cần thiết trong chăn nuôi (VIPARC và MPP (IDS)).
Chúng tôi cũng áp dụng công cụ nghiên cứu xã hội để hiểu sâu hơn những động cơ và thách thức của người nông dân đối với việc sử dụng kháng sinh, nhận thức của họ đối với những hành vi có nguy cơ cao gây truyền nhiễm các bệnh từ động vật sang người để đề xuất những can thiệp khả thi nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và lây truyền bệnh lây từ động vật sang người (https://sceneriproject.blogspot.com/ và http://www.sceneri.org/).
–
Bệnh lây truyền từ động vậy sang người, mầm bệnh có nguồn gốc thực phẩm và động vật
Streptococcus suis (S. suis) còn được gọi là khuẩn liên cầu là mầm bệnh cơ hội phổ biến ở heo. Nó có thể lây truyền từ heo sang người và gây nhiễm trùng hệ thống nghiêm trọng ở người. Khuẩn liên cầu là vi khuẩn thường quy trong khoang mũi, cổ họng, đường hô hấp, hệ tiêu hóa và bộ phận sinh dục của heo. Khuẩn liên cầu cũng có thể được phân lập từ heo khỏe mạnh, những cá thể mang mầm bệnh này là nguồn lây truyền liên cầu khuẩn trong và giữa các đàn. Những tác nhân gây lây nhiễm liên cầu khuẩn sang người gồm việc tiếp xúc trực tiếp với lợn đã nhiễm S.suis, ăn thực phẩm từ thịt lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn chưa qua chế biến như tiết canh lợn và nội tạng. Điều này cho thấy rằng liên cầu khuẩn là một mầm bệnh nghề nghiệp và mầm bệnh tiềm ẩn trong thực phẩm. Phơi nhiễm nghề nghiệp với lợn hoặc thịt lợn được ghi nhận trong 88% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn ở Châu Âu và gần 50% ca nhiễm liên cầu khuẩn ở Châu Á trong quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ các sản phẩm làm từ thịt lợn sống hoặc chưa qua chế biến.
Giải trình tự toàn bộ chuỗi gene được sử dụng trong những nghiên cứu hướng đến cải thiện hiểu biết của chúng ta về sự lây nhiễm liên cầu khuẩn và khuẩn E.coli cũng như các yếu tố quyết định đến tình trạng kháng kháng sinh của chúng.
Động vật mang bệnh và bị nhiễm bệnh cũng được điều tra để tìm hiểu về mối quan hệ giữa chúng và cải thiện khả năng chẩn đoán của người cộng tác nghiên cứu tại địa phương, điều này sẽ làm giảm việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong điều trị vật nuôi bị bệnh không do vi khuẩn gây ra.
–
Nhân sự của chúng tôi
- PGS.TS Ngô Thị Hoa – Trưởng nhóm Zoonoses (PI)
- DVM, TS. Juan Carrique-Mas – Nhà dịch tễ học thú y (PI)
- DVM, TS. Trương Đình Bảo – Chuyên gia kinh tế thú y (cộng tác viên)
- Th.S Trần Thị Bích Chiêu – Trợ lý nghiên cứu
- DVM, NCS. Nguyễn Văn CườngĐinh Thị Thùy Dương – Sinh viên
- Th.S Huỳnh Ngân Hà – Trợ lý nghiên cứu
- Lê Hoài Khanh – Điều phối viên thực địa
- Nguyễn Hữu Nghĩa – Trợ lý nghiên cứu
- Vương Bảo Ngọc – Trợ lý nghiên cứu
- NCS. Nguyễn Thị Nhung
- Th.S Hồ Thị Diễm Phúc – Nghiên cứu viên
- NCS. Trần Thị Anh Thư
- Nguyễn Ngọc Trầm – Điều phối viên thực địa
- TS. Nguyễn Vĩnh Trung
- Nguyễn Xuân Trường – Kỹ thuật viên phòng Lab
- Bác sĩ Ngô Trí Tuệ – Điều phối viên
- Nguyễn Thị Bích Vân – Kỹ thuật viên phòng Lab
- Phùng Lê Kim Yến – Kỹ thuật viên phòng Lab
–
Đối tác nghiên cứu
Các đối tác nghiên cứu hiện tại của chúng tôi bao gồm:
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. HCM, Việt Nam;
- Trung tâm Y tế dự phòng (Tiền Giang, Đồng Tháp, Đắk Lắk)
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Daklak.
- Các Chi cục và Văn phòng Thú y vùng (Tiền Giang, Thái Bình, Đồng Nai, Daklak, Sóc Trăng);
- Nhóm MPP-ZELS: Giáo sư Maskell, Khoa Thú y, Đại học Cambridge (Tiến sĩ Hayley Mac Gregor, IDS, Sussex Uni, Tiến sĩ Alexandre Tucker và Giáo sư James Wood, Khoa Thú y, Cambridge Uni, Anh; Tiến sĩ Ye Tun Win, Cục Thú y Chăn nuôi, Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma).
- Tổ chức HECTOR: Giáo sư Tiến sĩ Constance Schultsz (Trung tâm Y học học thuật, Đại học Amsterdam, Hà Lan), GS. TS. Christian Menge (Viện Sinh học phân tử, Đức), Tiến sĩ Torsten Semmler (Viện Robert Koch, Đức) Tiến sĩ Roberto Marcello La Ragione (Đại học Surrey, Anh), Giáo sư Lucas Domínguez Rodríguez (Trung tâm Giám sát Y tế VISAVET, Tây Ban Nha).
- SCENERI: Bùi Lê Na (nghệ sỹ), PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan (Khoa Xã hội học, Đại học Quốc gia TP.HCM, Việt Nam).