Đặc điểm lâm sàng và tử vong liên quan đến COVID-19 ở Jakarta, Indonesia: Nghiên cứu thuần tập ở bệnh viện

Nghiên cứu viên chính: TS. Henry Surendra
Cộng tác cùng: Phòng Y tế Jakarta
Địa điểm nghiên cứu: Jakarta

Bối cảnh:
Cho đến nay có rất ít số liệu về tử vong do COVID-19 và các yếu tố liên quan ở các nước có thu nhập thấp. Những kiến thức hiện có về tử vong do COVID-19 thường từ những nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng ở giai đoạn đầu của đại dịch ở Trung Quốc, và các nước có thu nhập cao ở Bắc Mỹ và Châu Âu cho thấy tử vong do COVID-19 có liên quan nhiều đến tuổi già và bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh thận và bệnh gan mãn tính. Tuy nhiên, phần lớn các ca mắc COVID-19 lại xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có rất ít số liệu đáng tin cậy. Ở khu vực Đông Nam Á, tính đến ngày 26 tháng 1 năm 2021, tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Việt Nam là 2.3% (35/1551), 2.0% (10,386/516,166) ở Philippines, 0.5% (75/14,646) ở Thái Lan, 0.4% (700/190,434) ở Malaysia, 0% (0/460) ở Campuchia, và <0.1% ở Singapore (29/59,366). Indonesia là nước có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất khu vực, theo báo cáo là 2,8% (28,468/1,012,350), với số liệu cao nhất là ở thủ đô Jakarta. Phân tích ban đầu từ số liệu giám sát 2 tháng đầu tiên ở Jakarta cho thấy 381 trong 4052 (9.4%) số bệnh nhân tử vong, liên quan đến tuổi già, khó thở, bệnh phổi và cao huyết áp.

Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tình trạng tử vong của các bệnh nhân nằm viện do COVID-19 ở Jakarta, Indonesia từ ngày 2 tháng 3 đến ngày 31 tháng 7 năm 2020.

Phương pháp:
Nghiên cứu thuần tập hồi cứu này gồm tất cả các bệnh nhân nhập viện được khẳng định mắc COVID-19 bằng PCR ở 55 bệnh viện. Chúng tôi đã trích xuất số liệu nhân khẩu và lâm sàng, bao gồm kết cục nằm viện (xuất viện hoặc tử vong). Chúng tôi áp dụng phương pháp hồi quy logistic để kiểm tra các yếu tố liên quan đến tử vong.

Tầm quan trọng:
Nghiên cứu này dựa trên số liệu giám sát dịch tễ học ở Jakarta trong 5 tháng đầu tiên của đại dịch là một trong những nghiên cứu lớn nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là và nghiên cứu lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á cho đến nay, đã phân tích các đặc điểm và kết cục của bệnh nhân nhập viện được khẳng định mắc COVID-19 bằng PCR. Tỷ lệ tử vong ở bệnh viện nhìn chung thấp hơn số liệu được báo cáo ở các nước có thu nhập cao, có thể do số người nhập viện trẻ hơn, có ít bệnh nền và bệnh nhẹ hơn. Tuy nhiên, số ca tử vong theo độ tuổi cũng tương xứng các nước có thu nhập cao. Mặc dù phần lớn ca tử vong (78%) trên 50 tuổi, nhưng số ca tử vong cũng xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi. Một nghiên cứu liên quan cho thấy 11% (7/61) trẻ em dưới 5 tuổi nằm viện mắc COVID-19, kết quả này trái ngược với bằng chứng trước đây cho thấy tỷ lệ bệnh nặng và tử vong ở trẻ em rất hiếm.

Nghiên cứu này cũng khẳng định mức độ dễ bị tổn thương của người già và bệnh nền ở bệnh nhân COVID-19. Gánh nặng của các bệnh không lây truyền ở các trung tâm đô thị của các nước đang phát triển sẽ ảnh hưởng đến tình trạng mắc bệnh và tử vong do COVID-19. Cần có các nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn về mức độ và nguyên nhân tử vong liên quan đến COVID-19 ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Công trình nghiên cứu: 

Surendra H, Elyazar I, Djaafara B et al. Clinical characteristics and mortality associated with COVID-19 in Jakarta, Indonesia: A hospital-based retrospective cohort study. The Lancet Regional Health – Western Pacific [Internet] 2021;9:100108. Available from: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33681830/