Nghiên cứu Thuần tập Cúm tại Hà Nam

Để hiểu rõ hơn về con đường lây truyền vi rút Cúm gia cầm và/hoặc Cúm mùa địa phương ở những khu vực có thu nhập thấp, trung bình và điều kiện khí hậu nhiệt đới trong giai đoạn vi rút Cúm gia cầm, đặc biệt là A / H5N1 có nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch.

Bối cảnh nghiên cứu

Nghiên cứu thuần tập ở tỉnh Hà Nam do Peter Horby xây dựng từ năm 2006, là một trong những dự án đầu tiên của OUCRU Hà Nội. Lý do thành lập nhóm thuần tập này là để hiểu rõ hơn về con đường lây truyền vi rút Cúm gia cầm và/hoặc Cúm mùa địa phương ở những khu vực có thu nhập thấp, trung bình và điều kiện khí hậu nhiệt đới trong giai đoạn vi rút Cúm gia cầm, đặc biệt là A / H5N1 có nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch.

Cộng đồng thuần tập Cúm Hà Nam gồm khoảng 1000 người thuộc 250 hộ gia đình sống tại vùng nông thôn cách trung tâm Hà Nội 60km về phía Nam của Việt Nam. Cùng với sự hợp tác giữa OUCRU Hà Nội, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Trung tâm kiểm soát bệnh truyền nhiễm CDC Hà Nam, đã tiến hành các hoạt động sau:

  • – Giám sát lâm sàng chủ động các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với tần suất tới thăm hộ gia đình 2 lần/tuần.
  • – Ngoáy hầu họng hoặc lấy máu tĩnh mạch với các trường hợp đang có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
  • – Giám sát chẩn đoán thụ động đối với đối tượng đến trung tâm y tế điều trị do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.
  • – Thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp PCR và giải trình tự genome tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đối với Cúm A và B.
  • – Thực hiện chiến dịch lấy máu để thu huyết thanh hàng năm cho toàn bộ cộng đồng. Kết hợp dữ liệu huyết thanh học và kết quả PCR.

 

Nghiên cứu thuần tập Hà Nam sử dụng ngân hàng mẫu và dữ liệu thu thập được cho rất nhiều các bài báo khoa học giúp nâng cao tầm hiểu biết về bệnh Cúm, dịch tễ học ở điều kiện nhiệt đới, các mô hình lây truyền, các mối liên quan đến khí tượng, ở các nhóm tuổi khác nhau và khả năng miễn dịch nền đối với vi rút gia cầm. Trong giai đoạn xảy ra đại dịch Cúm A/ H1N1pdm09, chúng tôi đã nghiên cứu về dịch tễ học và miễn dịch học về sự du nhập của Vi rút vào cộng đồng.

Những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu là nhờ sự hợp tác với trung tâm bệnh truyền nhiễm Cambridge thuộc Đại Học Cambridge (Giáo sư Derek Smith) và trung tâm hợp tác của WHO về Cúm ở Melbourne (Giáo sư Ian BarrGiáo sư Annette Fox):

  1. Củng cố khái niệm về dấu ấn kháng nguyên ban đầu và tăng cường miễn dịch trở lại (Tức là lần nhiễm Cúm đầu tiên chỉ ra xu hướng của sự miễn dịch chống lại vi rút Cúm trong suốt cuộc đời của một người, khi có một phiên bản khác của loại kháng nguyên (virus hay vi khuẩn) xâm nhập, sẽ sử dụng trí nhớ miễn dịch từ một lần nhiễm bệnh trước đó. Điều này dẫn đến hệ miễn dịch bị “mắc bẫy” bởi lần trước đó mà nó phản ứng với một loại kháng nguyên, và không thể phản ứng hiệu quả với những lần nhiễm bệnh sau đó. (Science 2014 (Fonville, 2014 #64)).
  2. 1. 2. Củng cố khái niệm miễn dịch tập trung qua những lần tiêm phòng nhắc lại. Chỉ ra được việc nhiễm vi rút Cúm trước đó sẽ giúp làm đa dạng và tăng khối phổ kháng thể, tăng cường sự bảo vệ hơn so với tiêm phòng, và việc tiêm chủng nhắc lại làm hạn chế đáp ứng miễn dịch. Điều này có ý nghĩa lớn đối với các chính sách y tế công cộng và tiêm chủng hàng năm cho người cao tuổi và suy giảm miễn dịch. (Nature Medicine 2022 (Auladell, 2022 #86;Fox, 2022 #84))

 

Ngoài ra, các nghiên cứu về bệnh nhiễm trùng bị bỏ quên và bệnh nhiễm trùng mới nổi như giun lươn và SARS-CoV-2 được thực hiện trên mẫu huyết thanh. Nghiên cứu theo dõi dọc về ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh lên hệ vi khuẩn đường ruột, đã đưa ra giả thuyết rằng việc tiếp xúc thường xuyên với kháng sinh có thể dẫn đến một trạng thái ổn định mới của hệ vi sinh vật mà ở đó tuy mức độ đa dạng các loài giảm (không tốt đối với cơ thể), nhưng với trạng thái này sẽ ít nhạy cảm hơn với các tác động do kháng sinh gây ra (Bich VTN, thesis, Radboud University, Nijmegen, NL; Micro-organisms 2021 and submitted)(15-17).

Đối với nghiên cứu về tăng cường miễn dịch, kết hợp dữ liệu của nhóm thuần tập Hà Nam với một bài báo mang tính bước ngoặt về bảy vị trí liên quan đến tính biến đổi kháng nguyên trên protein haemagglutinin ưu thế miễn dịch của Vi rút Cúm, dẫn đến giả thuyết rằng thay vì phải thay đổi các chế phẩm vắc xin hàng năm cho Nam và Bắc bán cầu, thì có thể dự đoán một số biến thể là các chủng vi rút Cúm đang lưu hành và được thiết kế ngược thành các chủng vắc xin. Năm 2013, một liên minh các đơn vị bao gồm Cambridge, Erasmus, Melbourne và OUCRU đã nhận được một khoản tài trợ lớn từ NIH và BARDA của Hoa Kỳ với mục tiêu tạo ra các loại Vi rút nhân tạo và tiến hành một loạt các thử nghiệm vắc xin in vitro và in vivo. Rất tiếc, công việc đã bị dừng lại và nguồn tài trợ đã được tái sử dụng do COVID-19, nhưng giả thuyết này vẫn khả thi và chúng tôi vẫn đang thảo luận với Cambridge để được tiếp tục nghiên cứu.

Cho đến thời điểm hiện tại, nhóm thuần tập Hà Nam là một trong những nhóm cộng đồng được nghiên cứu về Cúm theo chiều dọc lâu nhất và độc đáo nhất. Việc tiếp tục duy trì nhóm thuần tập vô cùng ý nghĩa do tính liên tục của dữ liệu: bản đồ kháng nguyên và bản đồ học có được từ nhóm thuần tập là duy nhất, sự mở rộng và cập nhật thêm thông tin cũng rất quan trọng đối với các nghiên cứu trong tương lai về khả năng sinh miễn dịch và khả năng vượt rào cản vắc xin của vi rút, các yếu tố trên có thể sẽ là đòn bẩy để thu hút quỹ tài trợ trong tương lai cho các thử nghiệm vắc-xin đối với vi-rút nhân tạo và nghiên cứu chiều dọc sâu hơn về hệ vi khuẩn chí và sự xáo trộn của nó.

Mục tiêu

  • – Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh trên hệ vi sinh vật ở người trong cộng đồng ở vùng nông thôn.
  • – Nghiên cứu sự lây truyền *Escherichia coli* theo chiều dọc và ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh.
  • – Nghiên cứu lịch sử tự nhiên của sự nhiễm vi rút Cúm, đáp ứng miễn dịch và sử dụng dữ liệu thu thập được từ địa phương để thử nghiệm vi rút có khả năng dự đoán đã được thiết kế như một giải pháp thay thế cho sáu loại vi rút bất hoạt ưu thế có khả năng dự đoán hàng tháng đang áp dụng hiện nay.
  • – Nghiên cứu lịch sử tự nhiên của việc lây truyền SARS-CoV-2

Bài báo Nghiên cứu

Loading...
Bich Vu Thi Ngoc, Thanh Le Viet, Mai Nguyen Thi Tuyet, Thuong Nguyen Thi Hong, Diep Nguyen Thi Ngoc, Duyet Le Van, Loan Chu Thi, Hoang Tran Huy, John Penders, Heiman Wertheim, H Rogier van Doorn
Microbiol Spectr
January 9, 2022
DOI: 10.1128/spectrum.01356-21
Alvin X Han, Zandra C Felix Garza, Matthijs Ra Welkers, René M Vigeveno, Nhu Duong Tran, Thi Quynh Mai Le, Thai Pham Quang, Dinh Thoang Dang, Thi Ngoc Anh Tran, Manh Tuan Ha, Thanh Hung Nguyen, Quoc Thinh Le, Thanh Hai Le, Thi Bich Ngoc Hoang, Kulkanya Chokephaibulkit, Pilaipan Puthavathana, Van Vinh Chau Nguyen, My Ngoc Nghiem, Van Kinh Nguyen, Tuyet Trinh Dao, Tinh Hien Tran, Heiman Fl Wertheim, Peter W Horby, Annette Fox, H Rogier van Doorn, Dirk Eggink, Menno D de Jong, Colin A Russell
Elife
August 3, 2021
DOI: 10.7554/eLife.68917
1 2 3
TÌM HIỂU THÊM

Liên quan

Pham Quang Thai

TS.BS Phạm Quang Thái

WHOCentre

Trung tâm Hợp tác của Tổ chức Y tế Thế giới về Tham khảo và Nghiên cứu về Cúm

NIHE

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Skip to content