OUCRU Hanoi Staff Photos (2022)

Hà Nội, Việt Nam

OUCRU Hà Nội

ĐỊA CHỈ

78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

LIÊN HỆ

Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại Hà Nội (OUCRU Hà Nội) được thành lập vào năm 2006, với sự bảo trợ bời Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (NHTD) và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE).

Đơn vị Chủ quản

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện điều trị và giảng dạy, có địa điểm ở trung tâm thành phố (78 Giải Phóng) và tại xã Kim Chung, Đông Anh, trên đường ra sân bay Nội Bài. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhận bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng từ hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng có quan hệ chặt chẽ với Bộ Y Tế Việt Nam. Trong đại dịch COVID-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tại Kim Chung là nơi điều trị chính cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng ở miền Bắc Việt Nam.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) là Viện y tế công cộng lớn, đồng thời là cơ quan quốc gia về kiểm soát và phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. NIHE được thành lập năm 1926 và là thành viên của Mạng lưới các Viện Pasteur Quốc tế.

Tất cả các dự án của OUCRU Hà Nội đều được quản lý thông qua các thỏa thuận dài hạn với hai đơn vị chủ quản này và được Bộ Y tế trực tiếp phê duyệt.

Lịch sử

Năm 2006, OUCRU Hà Nội được thành lập trong bối cảnh dịch cúm gia cầm (H5N1) với tỉ lệ tử vong cao, và được dự báo sẽ trở thành đại dịch toàn cầu. Chương trình OUCRU cũng gặp được nhiều thuận lợi khi có mặt tại thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều bệnh viện và viện nghiên cứu cấp quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, các bộ ngành và các tổ chức quốc tế khác, bao gồm cả các cơ quan của Liên hợp quốc.

Giám đốc đầu tiên của OUCRU Hà Nội là GS. Peter Horby (2007-2012), sau này trở thành lãnh đạo của mạng lưới ISARICThử nghiệm RECOVERY. Người kế nhiệm ông là Giáo sư Heiman Wertheim (2012-2015) và Giám đốc hiện tại là Phó Giáo sư Rogier van Doorn.

Chương trình nghiên cứu tại OUCRU Hà Nội hiện chủ yếu tập trung vào vấn đề kháng kháng sinh, bao gồm các nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu trong phòng xét nghiệm, hoạt động giám sát, kết nối cộng đồng và kết nối chính sách. Ngoài ra, chương trình nghiên cứu còn tập trung vào lịch sử tự nhiên của bệnh cúm, giám sát huyết thanh quốc gia đối với các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa bằng vắc xin, các bệnh bị bỏ qua, các bệnh mới nổi, và nhiễm trùng Talaromyces marneffei.

Địa điểm

OUCRU Hà Nội có văn phòng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (NHTD) tại quận Đống Đa, trung tâm Hà Nội. Chúng tôi cũng có các văn phòng nghiên cứu và phòng xét nghiệm tại NHTD ở huyện Đông Anh, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) và tại Đại học Y Hà Nội (HMU). Với NIHE, chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu lây truyền bệnh cúm trong các hộ gia đình tại tỉnh Hà Nam. Hợp tác với NHTD và NIHE, chúng tôi có các nghiên cứu công đồng và trong bệnh viện về kháng kháng sinh ở Nam Định, bắt đầu từ năm 2021.

Văn phòng OUCRU Hà Nội có vị trí gần tất cả các viện nghiên cứu trọng điểm quốc gia tại Việt Nam và Bộ Y tế. Những mối quan hệ hợp tác, đối tác này giúp OUCRU kịp thời có thông tin để hỗ trợ nghiên cứu, và tiến hành nghiên cứu với sự hợp tác của các nhà hoạch định chính sách, đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng có thể hỗ trợ thông tin cho các chính sách y tế.

Nghiên cứu của chúng tôi trong lĩnh vực kháng kháng sinh (AMR) đã cung cấp thông tin để phát triển Báo cáo Thực trạng Sử dụng Kháng sinh (2009). Kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt vào năm 2013. Nhờ tài trợ của Chính phủ Anh(Quỹ NewtonQuỹ Fleming),OUCRU Hà Nội đã góp phần thành lập Mạng lưới Giám sát Kháng Kháng sinh Quốc gia và một trong ba Phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về giám sát kháng kháng sinh (tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới – cơ sở Kim Chung), đều đã được Bộ Y tế công nhận (vào năm 2016 và năm 2020).

Thông qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, OUCRU Hà Nội cũng đã làm việc cùng Bộ Y Tế để đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị, quản lý tác nhân gây nhiễm trùng Talaromyces marneffei, cúm gia cầm, vi khuẩn Streptococcus suis và các vấn đề sức khoẻ cộng đồng khác.

Hoạt động

OUCRU Hà Nội đã xây dựng các chương trình nghiên cứu về sử dụng kháng sinh trong cộng đồng, quản lý kháng sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các giải pháp vi sinh nhằm giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh. Trong đó có dự án đa quốc gia nhằm đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng kháng sinh(ABACUS),các thử nghiệm can thiệp về việc đưa protein phản ứng C vào để giảm việc sử dụng kháng sinh tại các trung tâm y tế ban đầu và trong cộng đồng (sau này là thử nghiệm CRP lớn nhất từng được tiến hành trong một nước có thu nhập thấp và trung bình), và các nghiên cứu về việc thực hiện, tối ưu hóa và hiệu quả chi phí của các can thiệp quản lý kháng sinh.

OUCRU Hà Nội đang vận hành chương trình giám sát dịch cúm trong nhóm hộ gia đình tại tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nghiên cứu thuần tập lâu dài nhất trên toàn thế giới sử dụng mô hình giám sát này, kéo dài hơn 15 năm. Dữ liệu từ nhóm thuần tập này đã dẫn đến những hiểu biết mới về sự lây truyền bệnh cúm, miễn dịch học và phản ứng với vắc xin. ‘Cảnh quan kháng thể’ bắt nguồn từ các cư dân thuần tập, mô tả bản chất của phản ứng miễn dịch của một cá nhân đối với các ca nhiễm cúm trong quá khứ và hiện tại, đã hỗ trợ các khái niệm miễn dịch học về tăng cường miễn dịch và kháng nguyên gốc sau các lần nhiễm vi rút cúm lần đầu và liên tiếp. Những khái niệm này có thể dẫn đến những cách thức tiêm chủng mới trong tương lai gần mà chúng tôi cũng muốn thử nghiệm trong nhóm thuần tập ở Hà Nam. Tiêm chủng ngừa cúm hiện nay là chưa tối ưu, hiệu quả nghiên cứu này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe cộng đồng quan trọng.

Gần đây, chúng tôi đã chỉ ra sự khác biệt về độ hiệu quả và thời gian kéo dài của phản ứng miễn dịch đối với vi rút cúm sau khi lây nhiễm tự nhiên so với tiêm chủng, ủng hộ khái niệm tập trung miễn dịch sau khi tiêm chủng và đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ lại về các chương trình tiêm chủng hàng năm đối với bệnh cúm.

Bên cạnh cúm, các nghiên cứu cũng đã được tiến hành trên các vi rút đường hô hấp khác bao gồm SARS-CoV-2 và sự tương tác giữa việc sử dụng kháng sinh và hệ vi sinh vật (khỏe mạnh) ở người.

Những dấu mốc quan trọng

2019 – 2020

Phòng xét nghiệm tham chiếu được công nhận ISO 15189 và được công nhận là một trong ba Phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về giám sát kháng kháng sinh vào năm 2020.

2018

Chính thức mở Phòng xét nghiệm tham chiếu về giám sát kháng kháng sinh (tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới – cơ sở Kim Chung).

2017

Thiết lập mạng lưới phòng khám độc lập chuyên điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhằm mục đích giám sát kháng kháng sinh trong Neisseria gonorrhoeae.

2016

Bộ Y tế Việt Nam chính thức công nhận mạng lưới giám sát quốc gia về kháng kháng sinh.

2015

OUCRU Hà Nội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đại học Oxford, Cơ Quan Y tế Công cộng Anh (Public Health England), với sự hỗ trợ bởi WHO và Bộ Y tế, đã được trao tài trợ thí điểm từ Quỹ Fleming để phát triển mạng lưới giám sát quốc gia về AMR và Phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia về giám sát kháng kháng sinh. Chúng tôi tiếp tục làm việc với mạng lưới VINARES để phục vụ mục đích này.

2013

Hoàn thành chương trình quốc gia nhằm đánh giá các bệnh nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện, sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 16 bệnh viện trên khắp Việt Nam (VINARES). Mạng lưới này được duy trì để thu thập dữ liệu về kháng kháng sinh, một phần của khoản tài trợ của Quỹ Newton nhằm phát triển các hướng dẫn dựa trên bằng chứng để điều trị các bệnh truyền nhiễm. Hợp tác cùng chi nhánh quốc tế của Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE UK), chúng tôi cũng phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng điều trị, được duyệt bởi Bộ Y Tế, các tổ chức chuyên môn, và hội đồng xét duyệt bao gồm các bác sĩ lâm sàng, nhà vi sinh, dược sĩ trên toàn quốc. Dữ liệu từ VINARES đã được sử dụng trong bài báo khoa học về gánh nặng AMR năm 2019 (The Lancet, 2022), có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng y học toàn cầu.

2009 – Hiện nay

OUCRU Hà Nội là một trong những đối tác hàng đầu trong nhóm công tác quốc gia về AMR trong Tổ chức Hợp tác Toàn cầu về Kháng kháng sinh (GARP). Kết quả phân tích tình hình sử dụng và kháng kháng sinh ở Việt Nam là một trong những nguồn thông tin chính được sử dụng cho Kế hoạch Hành động Quốc gia về AMR (Bộ Y tế, 2013).

Bài báo Nghiên cứu

Loading...
Li Hongying, Nguyen Trang Nghiem, Lawson, Katrina, Machalaba Catherine, Ngo Phan Bao Tran, Kim Siyeun, van Doorn Rogier, Daszak, Peter.
Zenodo
November 2, 2023
DOI: 10.5281/zenodo.10019350
Just Transitions for AMR Working Group (Sheila Rose Varadan, Clare Isobel Rosina Chandler, Kym Weed, Syed Masud Ahmed, Caesar Atuire, Deepshikha Batheja, Susan Jane Bull, Sander Chan, Hindrik Rogier van Doorn, Ashish Giri, Ren Gerrets, Steve Hinchliffe, Calvin Ho, Pablo Imbach, Marina Joubert, Claas Kirchhelle, Taciano L Milfont, Sassy Molyneux, Edna Nduku Mutua, Christopher Pell, Nenene Qekwana, Yin Mo, Phaik Yeong Cheah, Sonia Lewycka)
Lancet
September 8, 2023
DOI: 10.1016/S0140-6736(23)01687-2
1 2 63
TÌM HIỂU THÊM

Liên quan

Loading...
1 2 3
Dai Hoc Y

Đại học Y Hà Nội

Bach Mai

Bệnh viện Bạch Mai

NHTDw

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương

Benh vien Nhi

Bệnh viện Nhi Trung Ương

BVP

Bệnh viện Phổi Trung Uơng

Ecohealth

Liên minh sức khỏe sinh thái (Ecohealth Alliance)

DASON

Mạng lưới tiếp cận quản lý thuốc kháng sinh Duke

BYT

Sở Y tế Nam Định

BYT

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam

NIHE

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Skip to content