Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại các khoa khám bệnh ngoại trú và các bệnh viện có nguồn lực vi sinh hạn chế tại Việt Nam

Nghiên cứu viên chính:
Tiến sĩ Thomas Kesteman – Trưởng nhóm nghiên cứu
Tiến sĩ Vũ Thị Lan Hương – Đồng – nghiên cứu viên chính

Địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 bệnh viện tuyến tỉnh ( Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí và Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp)
3 bệnh viện huyện tại Phú Thọ (Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập)

Nhà tài trợ:
Quỹ Y tế toàn cầu Pfizer
Cầu nối toàn cầu tại Mayo Clinic

Thời gian:
1/2022 – 9/2024

Dự án nhằm mục đích cải thiện việc kiểm soát kháng kháng sinh ở Việt Nam thông qua mở rộng hoạt động chương trình quản lý sử dụng kháng sinh với các hoạt động tại khoa khám bệnh ngoại trú của các bệnh viện đã triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh và các tại bệnh viện tuyến huyện.

Bối cảnh

Các chương trình quản lý kháng sinh (QLSDKS) là rất cần thiết để chống lại mối đe dọa đang ngày càng gia tăng về kháng kháng sinh (KKS). Tuy nhiên tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, chương trình QLSDKS chủ yếu tập trung vào hoạt động điều trị nội trú tại các bệnh viện trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh. Trong khi đó, tại các quốc gia này, KKS đang lan rộng nhanh chóng và các chính sách và hoạt động về chương trình QLSDKS vẫn đang ở giai đoạn phát triển bước đầu. Một trong những thách thức chính của chương trình là việc hạn chế tiếp cận với xét nghiệm vi sinh lâm sàng, đặc biệt là ở các bệnh viện huyện.

Mục tiêu

Dự án nhằm mục đích cải thiện việc kiểm soát KKS ở Việt Nam thông qua mở rộng hoạt động chương trình QLSDKS với các hoạt động tại khoa khám bệnh ngoại trú của các bệnh viện đã triển khai chương trình QLSDKS và các tại bệnh viện tuyến huyện.

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

  1. giảm lượng kê đơn kháng sinh không cần thiết cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện huyện và bệnh nhân khám bệnh ngoại trú thông qua các can thiệp đa chiều của chương trình QLSDKS;
  2. nâng cao kiến thức và thực hành về điều trị thuốc kháng sinh của các bác sĩ lâm sàng làm việc tại bệnh viện tham gia nghiên cứu thông qua các hoạt động can thiệp khuyến khích quá trình nâng cao năng lực bao gồm các hoạt động tập huấn của bác sĩ lâm sàng;
  3. triển khai và so sánh 2 giải pháp vi sinh cho các bệnh viện tuyến huyện nhằm cải thiện tình trạng thiếu cơ sở dịch vụ xét nghiệm vi sinh tại tuyến huyện;
  4. tăng cường sử dụng dữ liệu vi sinh trong kê đơn kháng sinh thông qua việc cải thiện quản lý chẩn đoán xét nghiệm tại các bệnh viện tham gia nghiên cứu.

Phương pháp

Các can thiệp bao gồm:

  1. Chương trình QLSDKS toàn diện trong đó cải thiện thực hành kê đơn kháng sinh của bác sĩ thông qua quá trình tập huấn nâng cao năng lực gồm 5 giai đoạn. Các hoạt động bao gồm: chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tập huấn cho bác sĩ lâm sàng và dược sĩ, theo dõi và cung cấp phản hồi về kê đơn kháng sinh, đánh giá và cải thiện công tác quản lý chẩn đoán xét nghiệm, khảo sát điểm (PPS) tại khoa khám bệnh và hậu kiểm và phản hồi (RAF) tại bệnh viện huyện, và hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn điều trị.
  2. Triển khai các giải pháp vi sinh lâm sàng mới dành cho bệnh viện huyện nơi chưa có năng lực về xét nghiệm vi sinh. Cụ thể: nhánh một: bệnh viện huyện, phát triển một phòng xét nghiệm vi sinh độc lập có quy mô nhỏ do Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (Médecins Sans Frontières ), được gọi là Mini-Lab; nhánh hai: bệnh viện huyện khác, các mẫu xét nghiệm vi sinh sẽ được vận chuyển hàng ngày đến bệnh viện tỉnh Phú Thọ, sau đó kết quả điện tử chuyển về bệnh viện huyện, theo hình thức gửi mẫu về phòng xét nghiệm trung tâm; nhánh ba: bệnh viện huyện đóng vai trò là nhóm chứng trong can thiệp vi sinh và chỉ nhận sự can thiệp của chương trình QLSDKS.

 

Chúng tôi sẽ theo dõi một số chỉ số để đánh giá tác động của các giải pháp này thông qua thiết kế nghiên cứu đánh giá trước-sau can thiệp. Các chỉ số theo dõi bao gồm: tỷ lệ và lượng kháng sinh được kê đơn theo phân loại AWaRe (Tiếp cận, Theo dõi hoặc Dự trữ), tỷ lệ kê đơn kháng sinh phù hợp và chỉ định xét nghiệm vi sinh phù hợp, những thay đổi trong kiến thức của bác sĩ lâm sàng và các chỉ số hiệu suất của phòng xét nghiệm vi sinh.

Cập nhật kết quả hiện tại

Các dữ liệu trước can thiệp đã được thu thập. Tính đến tháng 10 năm 2023, dự án đang tiến hành ở giai đoạn thiết lập can thiệp.

 

TÌM HIỂU THÊM

Liên quan

MSF

Bác sĩ không biên giới

NHTDw

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương

Skip to content