Tác động của đại dịch COVID-19 đối với HIV, bệnh lao và các chương trình tiêm chủng cho trẻ em, và các yếu tố liên quan đến chính sách và hệ thống y tế thúc đẩy khả năng phục hồi của chương trình.

Nhà tài trợ:
Quỹ Wellcome

Chủ nhiệm dự án
TS. Iqbal Elyazar
PGS. Raph Hamers

Thời gian
Tháng 5/2021 – tháng 12/2022

Nghiên cứu này có mục đích đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và việc phong tỏa đối với các đợt chăm sóc bệnh lao và HIV cũng như mức độ bao phủ vắc-xin cho trẻ em ở cấp quốc gia và cấp huyện ở Indonesia, theo các nhóm rủi ro quan trọng.

Bối cảnh

Số ca tử vong do COVID-19 tiếp tục gia tăng trên toàn cầu, nhưng dữ liệu định lượng tác động của đại dịch đối với các gánh nặng bệnh truyền nhiễm lớn khác ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) rất khan hiếm. Việc gián đoạn chuỗi cung ứng, chuyển hướng nguồn lực và việc hệ thống y tế quá tải có thể gây ra những tác động phụ nghiêm trọng đối với các chương trình y tế công cộng hiện có.

Các biện pháp kiểm soát COVID-19, chẳng hạn như phong tỏa và sự chần chừ của bệnh nhân có thể hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng đến xét nghiệm chẩn đoán, quản lý dịch bệnh, sử dụng vắc-xin, v.v. Các mô hình đã ước tính rằng ở những nơi có gánh nặng cao, tử vong do HIV (chủ yếu là do gián đoạn điều trị bằng thuốc kháng vi-rút) và bệnh lao (chủ yếu là do cắt giảm trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời) có thể tăng lần lượt lên đến 10% và 20% trong vòng 5 năm, so với khi không có đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, việc giảm tỷ lệ tiêm chủng định kỳ cho trẻ em, do chương trình tạm thời bị gián đoạn hoặc sự chần chừ trong tiêm chủng, có thể dẫn đến số ca tử vong vượt mức có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Hơn nữa, điều quan trọng là phải xác định các yếu tố của hệ thống y tế ở cấp huyện liên quan đến mức độ chống chịu với gánh nặng COVID-19 thấp hơn hoặc cao hơn, và xác định những nhóm mục tiêu bị ảnh hưởng ít hay nhiều.

Indonesia là một quốc gia đa dạng, có thu nhập trung bình, với dân số lớn thứ tư thế giới (270 triệu người) trải rộng trên quần đảo rộng lớn, có những thách thức đặc biệt trong việc đạt được khả năng bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân thông qua một hệ thống y tế phi tập trung. Đồng thời với gánh nặng bệnh không lây nhiễm gia tăng, gánh nặng bệnh truyền nhiễm vẫn ở mức cao, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy và lao.

Trên toàn cầu, đây được xếp hạng là quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao thứ 3 (~1 triệu ca mắc mới mỗi năm; tỷ lệ mắc bệnh 391/100.000 dân) và là một trong những quốc gia có dịch HIV phát triển nhanh nhất (~46.000 ca mắc mới mỗi năm; ~640.000 người đang sống với HIV). Trước đại dịch COVID, chỉ 58% trẻ em từ 12-23 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ – thấp hơn mục tiêu 93% của chính phủ.

Ở châu Á, Indonesia có số ca mắc COVID-19 (6,5 triệu) và số ca tử vong (159 nghìn) cao thứ hai, với tỷ lệ tử vong cao hơn ước tính 61% ở Jakarta. Ngoài ra, cũng có những lo ngại về tác động của dịch COVID-19 và phong tỏa xã hội đối với các dịch vụ y tế của chính phủ, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào định lượng được chính xách tác động ở cấp quốc gia và cấp huyện đối với các đợt chăm sóc HIV, lao và tiêm phòng cho trẻ em.

Cho đến nay, có rất ít dữ liệu được công bố từ khu vực các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) định lượng tác động của COVID-19 đối với các dịch vụ y tế và kết quả liên quan đến bệnh nhân nhiễm HIV, lao và các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Điều này có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu y tế cộng đồng và sức khỏe cá nhân lâu dài. Các nghiên cứu tìm cách rút ra bài học từ chính sách y tế cấp huyện trước đại dịch và sự sẵn sàng của hệ thống y tế nhằm xây dựng khả năng phục hồi trước những cú sốc nghiêm trọng như COVID-19 thậm chí còn ít hơn; đây là những kinh nghiệm để củng cố hệ thống y tế kiên cường trong một thế giới hậu đại dịch.

Khi quản lý đại dịch COVID-19, hệ thống y tế Indonesia cần được củng cố để ưu tiên nỗ lực thu hẹp bất kỳ lỗ hổng nào trong xét nghiệm và điều trị HIV và bệnh lao, cũng như phạm vi miễn dịch.

Mục tiêu

Nghiên cứu này có mục đích đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và việc phong tỏa đối với các đợt chăm sóc bệnh lao và HIV cũng như mức độ bao phủ vắc-xin cho trẻ em ở cấp quốc gia và cấp huyện ở Indonesia, theo các nhóm rủi ro quan trọng.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ mô tả môi trường chính sách và các chỉ số chuẩn bị cho hệ thống y tế liên quan đến các quận có khả năng chống chịu tốt hơn, cũng như các nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất dựa trên mức độ giàu có, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các đặc điểm khác.

Kết quả của nghiên cứu có thể hỗ trợ xác định các ưu tiên về y tế cộng đồng và tư vấn các chiến lược sáng tạo. Những nghiên cứu về sự gián đoạn dịch vụ y tế và các yếu tố đã cản trở các dịch vụ đó trong thời gian phong tỏa do COVID-19 sẽ giúp ích trong việc xây dựng những chính sách y tế công cộng trong tương lai.

Tầm quan trọng

Cho đến nay, có rất ít dữ liệu được công bố từ vùng LMIC định lượng tác động của COVID-19 đối với các dịch vụ y tế và kết quả liên quan đến bệnh nhân của các bệnh truyền nhiễm như HIV, bệnh lao và các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và mục tiêu y tế cộng đồng nói chung trong dài hạn.

Thậm chí, những nghiên cứu hơn tìm cách rút ra bài học từ chính sách y tế cấp huyện trước đại dịch và sự chuẩn bị sẵn sàng của hệ thống y tế nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi trước những cú sốc lớn như Covid-19 còn ít hơn; đây là những bài học giúp tăng cường hệ thống y tế vững mạnh trong một thế giới hậu đại dịch. Khi Indonesia đang quản lý dịch COVID-19, hệ thống y tế cần được củng cố để nỗ lực bắt kịp bất kỳ lỗ hổng nào trong xét nghiệm và điều trị HIV và lao cũng như ưu tiên cao nhất trong việc sử dụng vắc xin.

Các kết quả nghiên cứu có thể giúp xác định các ưu tiên về y tế công cộng và giúp định hình các chiến lược đổi mới. Nghiên cứu về sự gián đoạn dịch vụ y tế và các yếu tố cản trở các dịch vụ đó trong thời gian phong tỏa do COVID-19 có thể cung cấp thông tin về các phản ứng của y tế công cộng đối với các đợt bùng phát trong tương lai.

Bài báo Nghiên cứu

Loading...
TÌM HIỂU THÊM

Liên quan

OUCRU

Bộ Y Tế Indonesia

OUCRU

Chương trình Kiểm soát Arbovirus Quốc gia Indonesia

OUCRU

Chương trình Kiểm soát HIV/AIDS Quốc gia Indonesia

OUCRU

Chương trình Kiểm soát Lao Quốc gia Indonesia

OUCRU

Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Indonesia

Skip to content