Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin và kết nối công chúng về vắc-xin tại Việt Nam

Hiểu về các rào cản trong tiêm chủng cho trẻ em và trẻ sơ sinh, làm việc với nhân viên y tế để cải thiện tỷ lệ tiêm chủng.

Tại Việt Nam, Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng đã được triển khai từ năm 1985 và đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao toàn quốc hàng năm. Vào năm 1995, chương trình bổ sung các mũi tiêm uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh. Mục tiêu là để loại bỏ các bệnh có thể ngăn ngừa được bởi vắc-xin ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Báo cáo cho thấy tỷ lệ tiêm chủng nhìn chung là cao nhưng thấp ở nhóm uốn ván sơ sinh; cũng như các đợt bùng phát bệnh nhỏ như bạch hầu và sởi, cho thấy có lỗ hổng trong chương trình tiêm chủng.

Nghiên cứu của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng và OUCRU cho thấy tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số ở mức thấp. Các nghiên cứu này cho thấy có thể có các vấn đề cụ thể về văn hóa và đạo đức xung quanh việc chấp nhận và đi tiêm vắc-xin. Ngoài ra, cũng có những thách thức nhất định trong việc triển khai chương trình tiêm chủng ở các cộng đồng vùng sâu vùng xa.

Mục tiêu của chúng tôi là nâng cao tỷ lệ tiêm chủng bằng cách:

  • nghiên cứu thái độ và trải nghiệm tiêm vắc xin của các thành viên cộng đồng và nhân viên y tế.
  • kết nối với thành viên cộng đồng và nhân viên y tế.

Mục tiêu cuối cùng là chúng tôi mong muốn đóng góp vào việc hiểu hơn cách các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa hiểu và chấp nhận sử dụng vắc-xin.

Key Milestones / Activities

Tại Đắk Lắk

Hoạt động nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu mức độ nhận thức và trải nghiệm tiêm chủng của các nhóm cộng đồng và nhân viên y tế tại Đắk Lắk. Dữ liệu này để thực hiện các hoạt động kết nối công chúng.

Đọc thêm

Skip to content