Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao tính kết nối với nhóm dễ bị tổn thương có nguy cơ mắc Viêm Gan C (VGC) tại Việt Nam (Hep C Par)

Quỹ tài trợ:
Public Engagement Research Enrichment Award

Chủ nhiệm dự án:
TS Jennifer Ilo Van Nuil
TS Mary Chambers
TS Graham Cooke, Imperial College London

Thời gian:
Tháng 4/2020 – 4/2023

Thiết kế và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng

Mục tiêu chính của nghiên cứu là sử dụng “phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng” (CBPR) để gắn kết với cộng đồng, nhằm khám phá các rào cản đối với việc chăm sóc viêm gan C (VGC) và xác định những hành động cần được thực hiện để cải thiện sự tham gia với những quần thể có nguy cơ mắc VGC này.

Bối cảnh nghiên cứu

Ước tính có khoảng 1,07 triệu người ở Việt Nam bị nhiễm virus viêm gan C (VGC). Gần đây, chúng tôi đã bắt tay vào một nghiên cứu hợp tác với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BVBNĐ) tại Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết dịch bệnh này.

Tổ chức Hợp tác Nghiên cứu Đông Nam Á về Viêm gan (SEARCH) đã khởi động một nghiên cứu đoàn hệ trên 600 bệnh nhân và hai thử nghiệm lâm sàng, cả hai đều tìm hiểu các chiến lược điều trị rút ngắn đối với nhiễm VGC mãn tính bằng thuốc kháng vi-rút tác dụng trực tiếp. ‘SEARCH-1’, một nghiên cứu thử nghiệm trên 103 bệnh nhân, bắt đầu thu nhận bệnh nhân vào tháng 2 năm 2019. ‘VIETNARMS’, một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đa nhánh với 1092 bệnh nhân được tài trợ bởi giải thưởng hợp tác của quỹ Wellcome, bắt đầu được đăng ký vào năm 2020.

Cho đến nay, các nghiên cứu này đã tuyển chọn từ các đoàn hệ đã được chăm sóc tại BVBNĐ Những người tham gia nhận thức được sự lây nhiễm VGC và những tác động của nó và có động cơ để tìm cách điều trị. Những người tiêm chích ma túy (PWID) và mại dâm thường ít được đại diện. Trong thử nghiệm ‘VIETNARMS, chúng tôi đang điều tra tính hiệu quả của các chiến lược điều trị có thể được sử dụng để điều trị các nhóm dân số yếu thế (ví dụ: liệu pháp siêu ngắn hoặc không liên tục). Nếu những chiến lược này có hiệu quả như mong đợi, thì điều quan trọng là phải phát triển những cách thức sáng tạo để thu hút những nhóm dân số ‘khó tiếp cận’ này.

Chúng tôi đề xuất phương pháp tiếp cận ‘từ dưới lên’ sử dụng nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng (CBPR) để tìm hiểu các rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc VGC và xác định các hành động để cải thiện sự tham gia.

Chúng tôi đã nhận được giải thưởng SEED để tiến hành lập bản đồ các bên liên quan về các tổ chức làm việc với những nhóm dân số dễ tổn thương có nguy cơ cao mắc VGC ở Việt Nam.

Tiêm chích ma túy (TCMT) có liên quan đến tỷ lệ VGC cao nhất, và ước tính có khoảng 50-90% người tiêm chích ma túy ở Việt Nam có VGC. Chúng tôi bắt đầu dự án này vào tháng 3 năm 2020 bằng cách hợp tác với các tổ chức tập trung vào nhóm TCMT, với mục đích mở rộng sang các nhóm dân cư có nguy cơ cao, yếu thế. Dựa trên kết quả của việc lập bản đồ các bên liên quan, chúng tôi cũng đã thành lập hai nhóm làm việc để tư vấn cho chúng tôi về việc tiến hành nghiên cứu.

Mục tiêu phụ

  1. Tích hợp các câu hỏi và giải pháp có được từ nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng vào các câu hỏi nghiên cứu trong các hoạt động tương lai của chúng tôi
  2. Xây dựng năng lực CBPR trong các cộng đồng dễ bị tổn thương để họ có thể ứng dụng, duy trì và mở rộng phương pháp này trong các bối cảnh khác.

Key Milestones / Activities

3/2020

Chúng tôi bắt đầu dự án này vào tháng 3 năm 2020 bằng cách hợp tác với các tổ chức tập trung vào nhóm tiêm chích ma tuý (TCMT), với mục đích mở rộng sang các nhóm dân cư có nguy cơ cao, yếu thế.

2020

‘VIETNARMS’, một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đa nhánh với 1092 bệnh nhân được tài trợ bởi giải thưởng hợp tác của quỹ Wellcome, bắt đầu được đăng ký vào năm 2020.

2/2019

‘SEARCH-1’, một nghiên cứu thử nghiệm trên 103 bệnh nhân, bắt đầu thu nhận bệnh nhân vào tháng 2 năm 2019.

Skip to content